Chuyển đến nội dung chính

Truyền thuyết và ý nghĩa phong thủy của quả đào tiên

Truyền thuyết và ý nghĩa phong thủy của quả đào tiên
Xuất hiện trong các bữa tiệc mừng thọ, là vật phẩm cát lành đem bình an và cầu trường sinh của rất nhiều gia đình phương Đông, vậy đào tiên có nguồn gốc từ đâu và tại sao có ý nghĩa như vậy.
1. Truyền thuyết đào tiên
Trong thần thoại Trung Quốc, đào tiên được trồng trong vườn cây của Tây Vương Mẫu, vợ của Ngọc Hoàng Thượng Đế, vị thần tối cao của Đạo giáo. Theo truyền thuyết, Tây Vương Mẫu cư ngụ trong dãy núi Côn Lôn thần thoại. Nơi ở của bà được gọi là Bể Ngọc với vườn cây ăn quả có đến 3600 cây đào tiên.
Theo truyền thuyết, những trái đào trong vườn cây ăn trái của Tây Vương Mẫu chỉ chín mỗi 3000, 6000 hay 9000 năm. Khi đó, Tây Vương Mẫu sẽ tổ chức một bữa tiệc để mừng dịp này. Các vị thần, bao gồm các vị Bát Tiên nổi tiếng, sẽ được mời dự bữa tiệc này. Theo quan niệm của người Trung Quốc, bất cứ ai ăn đào tiên sẽ không chỉ bất tử, mà còn kéo dài tuổi trẻ vĩnh viễn.
Mặc dù đào tiên thường dành riêng cho các vị tiên, Vương Mẫu vẫn đặc biệt cho một số người nếm thử loại quả thiêng này. Theo các nhà sử học Trung Quốc cổ đại, chỉ có hai người phàm đã từng nếm đào tiên. Người đầu tiên là một vị vua thời nhà Chu. Theo truyền thuyết, nhà vua đã đi đến dãy núi Côn Lôn và gặp Tây Vương Mẫu. Ông ở lại Bể Ngọc trong vài ngày và được thết đãi đào tiên cùng với rượu. Sau khi rời khỏi Bể Ngọc, nhà vua cố gắng tìm lại nơi này nhưng mọi nỗ lực của ông đều không thành.
Người thứ hai được nếm thử đào tiên là Hoàng đế Vũ Hán. Theo truyền thuyết, Hán Vũ Đế được Tây Vương Mẫu tặng một số trái đào. Hoàng đế sau đó đã bảo quản những trái đào quý này trong hầm đá và chúng lần đầu tiên xuất hiện dưới triều Minh. Tương truyền, hầm đá nơi lưu giữ trái đào có khắc 10 chữ.
Đào tiên rất quý nên chúng đã từng bị đánh cắp. Một đại thần của Hán Vũ Đế là Đông Phương Sóc đã đánh cắp đào và bị Tây Vương Mẫu phát hiện. Theo Vương Mẫu, người này đã từng là một cận thần của bà trên núi Côn Lôn nhưng đã tạm thời hạ phàm như một hình phạt vì đánh cắp đào tiên.
Tuy nhiên, vụ trộm đào nổi tiếng nhất trong truyền thuyết đó là Tôn Ngộ Không. Được Ngọc Hoàng giao chăm sóc vườn cây ăn quả của Tây Vương Mẫu, Ngộ Không đã trộm và ăn đào tiên, sau đó bị phát giác bởi một tiên nữ hầu hạ Vương Mẫu đi lấy đào cho bàn tiệc.
2. ý nghĩa phong thủy
Không có cây trái nào lại mang ý nghĩa biểu tượng sâu rộng như cây đào. Mỗi bộ phận trên cây đào đều mang một ý nghĩa tích cực.
Cây đào được xưng là “thần thụ tiên mộc”, có thể áp chế tà khí, có tác dụng trấn trạch trừ tà. “Thiên môn vạn hộ đồng đồng nhật, tổng bả tân đào hoán cựu phù”, dân gian thường dùng đào mộc làm bản viết câu đối, cũng chính là dùng bùa đào để trừ tà. Đào mộc thường được dùng làm pháp khí của đạo sĩ. Bởi vậy, đào cũng được xưng là loại quả “Trên thông với thần, dưới trấn áp quỷ”, là loại quả được Thần linh ban tặng. Ngày xưa vũ khí như cung tên thường được làm từ gỗ đào. Các đạo sĩ Lão giáo cũng dùng gỗ đào để làm con dấu mang hình bùa hộ mạng.
Hoa đào được cho là có thể làm cho đàn ông bị mê hoặc. Người ta nói bùa yêu của Lão giáo có sử dụng hoa đào để tăng thêm hiệu quả.
– Cây đào xum xuê quả, đầy lộc non là lời cầu mong sức khỏe, an lành đến mọi thành viên trong gia đình.
– Gỗ đào có thể chống lại những linh hồn quấy phá hoặc yêu ma.
– Quả đào, hơn cả, vẫn là quan trọng nhất. Trước hết, quả đào là biểu tượng của tuổi xuân, vì chỉ mùa xuân, đào mới ra hoa, kết quả. Mùa xuân được cho là mùa tốt nhất để tổ chức hôn lễ nên quả đào tiên cũng là biểu tượng của hôn nhân. Những ai độc thân bày quả đào phong thủy trong phòng riêng thì người đó sẽ may mắn trong đường tình duyên. Không chỉ vậy, từ xưa nay đào vốn còn được coi là biểu tượng của tuổi thọ. Bày quả đào trong nhà sẽ giúp tất cả các thành viên trong gia đình mạnh khỏe, tránh được bệnh tật, tai ương.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cây trầm hương để làm gì? Công dụng và ý nghĩa

  (PR) - Có lẽ đối với nhiều người thì trầm hương đã không còn quá xa lạ, tuy nhiên công dụng cũng như ý nghĩa của trầm hương thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết này, Thiên Mộc Hương sẽ đem đến những lời giải đáp chính xác dành cho bạn về cây trầm hương để làm gì, công dụng, ý nghĩa của trầm hương cũng như là cách   phân biệt 4 loại trầm phổ biến   nhé! Giúp bạn giải đáp thắc mắc cây trầm hương để làm gì? Trầm hương là gì? Trầm hương là phần gỗ được hình thành bên trong cây dó bầu khi cây tiết ra nhựa để chống lại vết thương trong thời gian dài. Nhiều người sử dụng thuật ngữ cây trầm hương để chỉ những cây dó bầu đã tạo ra trầm. Trầm thường có màu sắc đen hoặc nâu sẫm, nâu xám. Nó có vị hơi cay và tỏa mùi hương thơm, dễ chịu, nhẹ nhàng khi đốt lên. Nếu như là loại trầm tốt thì khi ngửi trực tiếp bạn sẽ không thấy mùi hắc. Trầm hương có thời gian rất dài để hình thành, có thể là vài năm cho đến vài chục năm hoặc thậm chí, còn có một số loại trầm mất khoảng vài trăm năm để hình thàn

Truyền thuyết về Phượng Hoàng, được coi là biểu tượng của sự tái sinh

admin February 6, 2019 Phong Thủy 0 Comment Edit   Edit with WPBakery Page Builder Phượng Hoàng hay còn gọi là Phụng, là loài chim linh thiêng. Linh vật này xuất hiện trong nhiều nền tôn giáo, là biểu tượng của sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ. Phượng hoàng trong văn hóa phương Tây biểu tượng của sự tái sinh, trong văn hóa phương Đông, phượng hoàng là một trong bốn “tứ linh”. Vì sao chim phượng hoàng được coi là biểu tượng của sự tái sinh Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phượng Hoàng. Phượng Hoàng còn có một tên khác là chim bất tử, vòng đời của nó sẽ không bao giờ kết thúc. Bất kể gặp khó khăn hay thống khổ cho dù chỉ còn một nắm tro tàn, Phượng hoàng sẽ hồi sinh và mỗi một lần hồi sinh Phượng hoàng sẽ ngày càng mạnh hơn, hoàn mỹ hơn và rực rỡ hơn. Phượng Hoàng được coi là sứ giả hạnh phúc của thế gian, mỗi cách 5 thế kỉ Phượng Hoàng sẽ mang theo tất cả bất hạnh không vui cùng với cừu hận ân oán củ

Chuyện bí ẩn ở "trận đồ trấn yểm" Tràng An - Kỳ 2: Vùng đất oan khiên

Theo truyền thuyết, thì tại thung lũng này, từng diễn ra vụ thảm sát khủng khiếp 1.000 năm trước.  Ông Nguyễn Văn Son, đã sinh ra và gắn bó với làng cổ Tràng An (Ninh Bình) 60 năm nay, nên không chuyện gì ở ngôi làng này mà ông không biết. Ngày bé, bên bếp lửa hồng, các cụ già thường kể chuyện về Đinh Tiên Hoàng cưỡi trâu giương cờ lau tập trận. Bây giờ, ông Son vẫn giữ cuốn sách “Ngọn cờ lau lịch sử” đã xuất bản từ ngót trăm năm nay và coi đó là vật báu. Cuốn sách hé lộ nhiều thông tin thú vị, quan trọng về Tràng An. Ông Son đã thuộc từng quèn núi, từng hang động, vách đá và ông rất chú tâm tìm hiểu địa hình thực tế với mô tả trong sách vở. Các thông tin trong sách vở rất khớp với thực tế, nên từ lâu, ông Son đã tin rằng, vùng đất này chính xác là nơi vua Đinh Bộ Lĩnh dựng nghiệp. Sông Sào Khê là đường thủy vào Tràng An Miệng hang Luồn, nơi ông Son phát hiện ra "trận đồ" Trấn Yểm.  Giai đoạn từ năm 1991 đến 2000, khi ông Son là trưởng thôn Tràng An, rồi